Thời tiết
mùa xuân với mưa phùn, nồm, khiến không khí ẩm ướt, nền nhiệt độ ẩm thấp, tạo
điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, vi-rút, nấm mốc gây bệnh phát triển ... ảnh
hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ nhỏ.
Thời tiết
khô, gió mùa về chuyển sang độ ẩm nhanh, mưa phùn, làm cho trẻ thích nghi không
kịp, dẫn đến các bệnh lý cấp tính đường hô hấp như cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi, sốt phát ban, sởi, thủy đậu…
Hô hấp là bệnh lý nổi trội hàng đầu mùa đông xuân. Ảnh
minh họa.
Cách tốt nhất để trẻ không bị
mắc các bệnh trong mùa nồm là cần có những giải pháp để phòng bệnh đúng cách,
bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh trong kiểu thời tiết khó chịu này. Phụ huynh cần thực hiện tốt
các biện pháp sau:
1.Thực hiện lối sống khoa học
Tập cho trẻ chế độ sinh hoạt khoa học như ăn, ngủ đúng giờ và đủ giấc. Cho trẻ tập thể dục hàng ngày, cho trẻ nhỏ tiếp xúc với
ánh sáng mặt trời 15 phút mỗi buổi sáng sớm hoặc xế chiều. Vệ sinh tay, chân cho trẻ thật sạch sẽ trước và sau mỗi bữa ăn,
sau khi đi ra đường về, sau khi đi vệ sinh, ... Khi trẻ ra khỏi nhà, nên đeo
khẩu trang (với trẻ trên 2 tuổi) để phòng bệnh.
Vệ
sinh môi trường sống sạch, vệ
sinh nhà cửa, giữ sạch môi trường sống cũng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Để tránh cho trẻ không bị muỗi đốt, làm phiền giấc ngủ
của trẻ, các mẹ phải luôn cho bé mặc quần áo dài tay, đặc biệt là vào buổi tối
và dùng thuốc chống muỗi trong phòng của trẻ.
2.Luôn giữ ấm cho trẻ
Cần giữ ấm bụng cho trẻ. Trẻ bị lạnh bụng dễ gây đau
bụng, bị tiêu chảy hoặc các triệu chứng khác, hạn chế ra ngoài trời, tiếp xúc
với nóng - lạnh đột ngột.
Trẻ vừa ngủ dậy mặc đủ áo để thích ứng với thời tiết
bên ngoài. Nếu xung quanh có người sổ mũi, hắt hơi hay mắc bệnh, cần hạn chế
cho trẻ tiếp xúc.
Giữ ấm bàn chân trẻ bằng cách luôn cho trẻ đeo
tất. Tránh để trẻ bị ướt chân vì
mưa lạnh. Không cho trẻ dầm mưa, không đi chân đất, tắm quá lâu hoặc mặc quần
áo ẩm ướt khi trời nồm.
3. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
Cần chú ý cho trẻ ăn chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa
học, cân bằng và đầy đủ các dưỡng chất, vi chất, vitamin cần thiết. Ăn chín,
uống sôi . không
cho trẻ sử dụng tay để cầm thực
phẩm khi ăn. Cha mẹ cần lựa chọn thực phẩm tươi, sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm, nên cho ăn thêm hoa quả, rau xanh.
4. Vệ sinh cơ thể bé luôn sạch sẽ
Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh chân, tay sạch sẽ
cho trẻ hằng ngày là bước quan trọng nhất khi
chăm sóc trẻ nhỏ mùa mưa, nồm, để virus không có cơ hội tấn công bé. Các mẹ nên tắm, rửa cho trẻ với loại xà phòng hoặc sữa tắm trẻ em có tính
sát khuẩn nhẹ hàng ngày để giúp trẻ tránh nhiễm phải các vi khuẩn gây bệnh.
* Cần để ý những sự bất thường của trẻ như ho, sốt cao,
phát ban, quấy khóc kéo dài, mọc mụn nước, sổ mũi, ... để đưa đến ngay các cơ
sở y tế điều trị kịp thời. Đặc biệt là phải đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, dúng
lịch các loại vắc-xin phòng bệnh theo Chương trình tiêm chủng mở