Tất cả chúng ta đều biết ăn uống là nhu cầu hàng ngày không thể thiếu. Ăn không chỉ là giải quyết chống lại cảm giác đói, mà ăn còn cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, duy trì sự phát triển. Muốn có một cơ thể khỏe mạnh cần có chế độ ăn hợp lý để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
Với trẻ mầm non, ăn uống càng trở nên quan trọng hơn nữa do đặc điểm cơ thể của trẻ mầm non còn rất non nớt, sức đề kháng với những tác động bên ngoài còn hạn chế, nên đòi hỏi công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ luôn được đặt lên vị trí hàng đầu trong hệ thống các nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non.
Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, vốn hiểu biết về dinh dưỡng, tâm sinh lý trẻ và cả lòng kiên nhẫn nữa. Để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ, ngoài tình yêu thương của cha mẹ, trẻ cần được cung cấp nhiều bữa ăn đầy đủ và cân đối về dinh dưỡng.
Trẻ em dưới 6 tuổi có rất nhiều nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của trẻ đang tuổi lớn và phát triển rất cao, cho nên cần được sự quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng, đảm bảo cho trẻ được ăn nhiều năng lượng và các chất xây dựng cơ thể như: Gluxit (G), Lipit (L), Protit (P), các vitamin và khoáng chất. Nếu trẻ em được nuôi dưỡng tốt sẽ có một sức khỏe tốt, và đó là tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này.
Như chúng ta đã biết dịch bệnh Covid-19 đang lây lan nhanh ra cộng đồng, để giúp trẻ tăng sức đề kháng phòng chống dịch bệnh, thì chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ là rất quan trọng. Sau đây Trường mầm non Tiên Dược A xin chia sẻ với các bậc phụ huynh về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ mầm non.
1. Đảm bảo đầy đủ lượng calo
TT
|
Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cho 1 trẻ/ngày
|
Nhà trẻ
Bình quân 1 trẻ/ngày
|
Mẫu giáo
Bình quân 1 trẻ/ngày
|
1
|
Lượng Calo
|
600 - 651
|
615 - 726
|
2
|
Cơ cấu dinh dưỡng P:L:G (%)
|
NT= 13-20: 30-40: 47-50
|
MG= 13-20: 25-35: 52-60
|
3
|
Ca (mg)
|
350
|
420
|
4
|
B1 (mg)
|
0.41
|
0.52
|
* Khi chế biến thực đơn cho trẻ ta nên chú ý kết hợp giữa hai loại thực phẩm nhiều calo với thực phẩm ít calo với nhau để đảm bảo đủ lượng calo cần thiết trong một ngày hoạt động của trẻ. Năng lượng được cung cấp chủ yếu từ chất bột đường (G) và chất béo ( L).
- Gluxit(G): cung cấp 60 - 70 % nguồn năng lượng phục vụ hoạt động của con người, nó có nhiều trong các loại ngũ cốc và đường.
- Lipit(L): thường được biết đến như năng lượng từ thức ăn, có nhiều trong dầu mỡ và các loại hạt có tinh dầu.
2. Cân đối tỉ lệ giữa các chất: Chất đạm (Protit-P), Chất béo ( Lipit-L), Chất bột đường (Gluxit-G)
Chế độ dinh dưỡng toàn diện giúp trẻ có sự phát triển hoàn thiện cả về chiều cao, cân nặng và trí thông minh cần có sự cân đối về dinh dưỡng kết hợp với luyện tập. Đó chính là sự kết hợp hài hòa giữa chất đạm, chất béo, tinh bột, chất xơ và các vi lượng hay còn gọi là khoáng chất. Tốt nhất là phối hợp thức ăn theo mô hình phân bổ tháp dinh dưỡng.
Tháp dinh dưỡng là mức dinh dưỡng tiêu chuẩn và là một chế độ dinh dưỡng hợp lý mà các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo giúp chúng ta duy trì một sức khỏe tốt và hạn chế bệnh tật, nhằm đảm bảo cho việc ăn uống hợp lý, cân đối về mặt dinh dưỡng. Tháp dinh dưỡng chia các thực phẩm tiêu thụ trong tháng ra làm 7 tầng.
Nhìn vào tháp dinh dưỡng của trẻ ta có thể biết nên cho trẻ sử dụng những loại thực phẩm nào nhiều, thực phẩm nào ít. Ở độ tuổi khác nhau nhu cầu dinh dưỡng của trẻ khác nhau. Vì vậy, để cung cấp đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho trẻ chúng ta cần tới sự “viện trợ” của tháp dinh dưỡng đấy.
Dinh dưỡng cho trẻ em phải đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, không những đảm bảo năng lượng cho hoạt động sống mà phải đảm bảo đủ các chất cho sự lớn lên của cơ thể. Đủ các chất cần thiết như bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin…Các chất dinh dưỡng phải ở một tỷ lệ cân đối theo lứa tuổi.
Vai trò của các dưỡng chất:
- Protit hết sức cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển, là nguyên liệu chủ yếu xây dựng lên các tố chất trong cơ thể trẻ. P có rất nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa nhưng giá thành lại đắt; P có nguồn gốc từ thực vật: đậu, lạc, vừng lại rẻ. Cho nên ta phải biết kết hợp giữa P từ động vật với P từ thực vật. Qua đó kết hợp với các loại canh rau có độ đạm tương đối cao như rau ngót, rau muống, giá đậu xanh…
Đồ ăn chứa P được chia làm hai loại:
+ Đồ ăn chưa nhiều P: Hàm lượng acid amin ở các đồ ăn này cao nhất, Tỷ lệ trong các đồ ăn cũng rất phù hợp với nhu cầu của cơ thể như: thịt, cá, các loại sữa…
+ Đồ ăn chứa một phần P: Những đồ ăn này thiếu acid amin hoặc có một lượng rất thấp, tỷ lệ không phù hợp với cơ thể trẻ. Đó là các đồ ăn được chế biến chủ yếu từ thực vật như: các loại ngũ cốc, các loại đỗ, các loại rau.
Những đồ ăn chứa hàm lượng P cao (hay còn gọi là P động vật) có lượng acid amin cần thiết, nó có giá trị dinh dưỡng tương đối cao. Vì thế trong các bữa ăn cần phải cung cấp đầy đủ.
Lưa tuổi mầm non đang ở độ tuổi phát triển nhanh chóng cả về thể chất và trí tuệ nên lượng P cần thiết so với người lớn là rất cao. Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo cần một lượng P từ 25-30g một ngày. Trong đó P từ thịt, trứng, sữa, cá, các loại đỗ phải chiếm 50%. Còn trẻ ở độ tuổi nhà trẻ cần 2-2,5g đạm/kg cân nặng mỗi ngày.Tức là, một ngày trẻ nhà trẻ cần khoảng 120-150g thịt hoặc 150-200g cá, tôm hoặc 300g đậu phụ.
Nếu lượng P được cung cấp không tốt hoặc số lượng không đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh của trẻ. Thậm trí nó còn làm giảm khả năng miễn dịch, chống lại các bệnh tật của trẻ, gián tiếp làm giảm sự phát triển của trí não. Nhưng trong thời gian dài nếu cung cấp lượng P thừa sẽ có hại đến sức khỏe và dẫn đến không thể tiêu thụ hết.
- Lipit là nguồn cung cấp năng lượng, những loại thức ăn giầu L như: dầu ăn, mỡ lợn, sữa, bơ, các loại hạt có nhiều tinh dầu...Muốn đảm bảo được lượng lipit trong mỗi bữa ăn của trẻ ta có thể chế biến thành món rán hoặc xào.
+ Ngoài việc cung cấp năng lượng trong bữa ăn cảu trẻ, nó còn làm cho thức ăn lỏng, mềm, tạo cảm giác ngon miệng. Nên cho trẻ ăn cả dầu và mỡ vì chúng chứa nhiều axit béo chưa no cần thiết cho sự phát triển của trẻ, nhất là tế bào não.
+Cung cấp cho trẻ một lượng mỡ nhất định là rất cần thiết. Nếu trong một thời gian dài lượng mỡ không được cung cấp đầy đủ sẽ ảnh hưởng tới dinh dưỡng, hạn chế chiều cao. Còn nếu lượng mỡ quá nhiều sẽ dẫn tới béo phì, mỡ trong máu cao, tiêu hóa không tốt.
+ Ở lứa tuổi mẫu giáo trẻ cần khoảng 3g dầu mỡ một ngày. Ở lưa tuổi nhà trẻ cần khoảng 30-40g dầu mỡ một ngày.
- Gluxit cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể, Gluxit có nhiều trong gạo, bột mỳ, đường, đậu... Để cung cấp đủ lượng Gluxit cho trẻ một ngày hoạt động ta có thể cho trẻ bữa chính sáng: ăn cơm; Bữa phụ chiều: chè đỗ đen.
+ Nếu cung cấp không đầy đủ lượng G sẽ dẫn đến thiếu lượng đường trong máu và sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Nhưng nếu lượng G quá nhiều trong cơ thể chúng sẽ chuyển hóa thành mỡ và gây nên béo phì.
- Vitamin và khoáng chất chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng là thành phần không thể thiếu trong dinh dưỡng.
+ Vitamin tham gia nhiều chức phận chuyển hóa quan trọng của cơ thể.
+ Khoáng chất giúp cho các chuyển hóa trong cơ thể diễn ra được bình thường.
3. Thực đơn đa dạng, phong phú (cả về chủng loại lẫn màu sắc)
* Về chủng loại:
- Trẻ ở lứa tuổi mầm non rất cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh không quá dư thừa chất dẫn đến béo phì, nhưng cũng không quá thiếu hụt làm trẻ bị suy dinh dưỡng. Vì vậy bữa ăn của trẻ cần phải đảm bảo 04 nhóm thực phẩm sau:
+ Thực phẩm giàu chất bột đường.
+ Thực phẩm giàu chất đạm
+ Thực phẩm giàu chất béo.
+ Thực phẩm giàu chất vitamin và muối khoáng.
- Mỗi thực phẩm cung cấp một số chất dinh dưỡng, nếu biết hỗn hợp nhiều loại thực phẩm ta sẽ có thêm nhiều chất dinh dưỡng, chất nọ bổ sung chất kia, trẻ sẽ có một bữa ăn cân đối, đủ chất dinh dưỡng. Do đó, hàng ngày cần ăn những món ăn đa dạng, hỗn hợp nhiều loại thực phẩm trong 4 nhóm kể trên.
Ví dụ:
+ Thực phẩm từ thịt lợn có thể chế biến thành: chả lá lốt, thịt kho tàu, thịt rim, thịt hầm củ quả...
+ Thực phẩm từ đậu phụ chế biến thành thịt đậu sốt cà chua, đậu nhồi thịt.
+ Thực phẩm từ cá: cá thịt sốt cà chua, ruốc cá vừng.
+ Thực phẩm từ cua: ngoài nấu canh riêu cua có thể kết hợp canh rau mồng tơi, rau đay, rau dền, rau muống, mướp, khoai sọ...chất nọ bổ sung chất kia làm cho giá trị dinh dưỡng của chúng tăng lên rất nhiều.
- Để tăng lên sự hấp dẫn cho món ăn ta có thể kết hợp với nhiều loại gia vị khác nhau, tránh gia vị cay, nóng không phù hợp với trẻ.
- Ngoài ra, tôi muốn khẩu phần ăn của trẻ có nhiều sữa, vì sữa là một trong các thức ăn toàn diện nhất đứng về thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng. Sữa được xem như là loại thực phẩm hoàn chỉnh và lý tưởng, nó chứa phần lớn các yếu tố gần đúng nhất của một chế độ ăn uống cân bằng.
- Trong khẩu phần ăn của trẻ tôi còn bổ sung thêm sữa chua, vì thời gian gần đây viện dinh dưỡng quốc gia cho biết “ Sữa chua được xem là một trong mười thực phẩm tốt nhất với sức khỏe con người. Trong sữa chua có rất nhiều các vi sinh vật probiotic rất có lợi cho đường tiêu hóa, giúp đường ruột của trẻ hạn chế được rất nhiều các vi sinh vật bất lợi có thể gây rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng đường ruột. Sữa chua cũng chứa nhiều vitamin B12 giúp hệ thống thần kinh hoạt động tốt hơn, do nó duy trì và bổ sung các tế bào máu. Vitamin B trong sữa chua giúp kích thích vị giác, tăng cảm giác ngon miệng cho trẻ nhỏ. Sữa chua rất giàu canxi và vitamin D, giúp tăng cường sự phát triển của xương và răng.
* Về màu sắc:
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi màu sắc khác nhau của rau, củ, quả chứa một lợi ích dinh dưỡng riêng gắn liền với các dưỡng chất thực vật. Màu sắc tự nhiên của thực phẩm đại diện cho nhiều loại vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Màu sắc hấp dẫn cũng kích thích vị giác, giúp trẻ có cảm giác ngon miệng hơn.
Ví dụ:
- Màu đỏ (dưa hấu, cà chua): hội tụ các dưỡng chất có lợi giúp hỗ trợ sức khỏe tế bào, tuyến tiền liệt, mạch máu và bảo vệ AND.
- Màu vàng (bí ngô): có hương vị ngọt ngào, mềm min, giàu vitamin A, C, E, B6 và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra bí ngô còn chứa rất ít chất béo bão hòa, cholesterol.
- Màu cam (cà rốt): hỗ trợ sức khỏe thị giác, hỗ trợ quá trình tăng trưởng và phát triển, bảo vệ tế bào.
- Trong bữa ăn của trẻ cũng không thể thiếu rau xanh, vì rau xanh là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ, giúp đào thải chất độc, cholesterol ra khỏi cơ thể và chống táo bón. Trẻ mầm non đã được tiếp xúc với rau, củ, quả rồi nhưng không phải trẻ nào cũng thích ăn. Bởi vậy mà chúng ta cần biết chế biến các món ăn sao cho tinh tế để trẻ yêu thích rau. Hãy cho trẻ ăn kèm trong mỗi bữa ăn để trẻ biết rằng rau luôn là một phần của bữa ăn bình thường
- Rau củ màu trắng (súp lơ, nấm, hành tây, củ cải trắng…) chứa nhiều flavonoid giúp bảo vệ màng tế bào trong cơ thể, tốt cho dạ dày và đại tràng. Trong khi đó, sữa bò tươi, sữa chua, cơm, cá, đậu phụ…có giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin, khoáng chất và chất béo có lợi cho sức khỏe.
4. Chế biến bữa ăn cho trẻ theo mùa
- Khi xây dựng thực đơn tôi luôn chú ý sử dụng thực phẩm có sẵn theo mùa.
- Trên thị trường các loại rau, củ, quả có quanh năm, tuy nhiên việc lựa chọn thực phẩm theo mùa là rất cần thiết.
- Ta nên dùng các loại rau, củ, quả mùa nào thức ấy để đảm bảo tính vệ sinh an toàn thực phẩm.
* Mùa hè nên ăn nhiều rau xanh để giúp cho sức đề kháng cũng như hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn trong thời tiết nắng nóng. Các loại rau nên ăn vào mùa hè như:
+Rau mồng tơi: có tính hàn, có tác dụng giải nhiệt rất tốt. Có thể nấu với cua, trai. Vì rau có tính hàn nên khi nấu phải nấu kĩ hoặc nấu với các loại thức ăn có nguồn gốc động vật.
+Rau muống: vừa có tính giải nhiệt lại không lo sợ rau nhiễm chất độc hại do phun thuốc kích thích. Vì thời tiết mùa hè mưa nhiều là khoảng thời gian lý tưởng cho rau muống phát triển tốt nhất. Rau muống nhiều chất xơ, vitamin c và tốt cho hệ miễn dịch. Canh rau muống trẻ cũng rất thích ăn.
+Rau rền: là loại rau tính mát, chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe trẻ như sắt, vitamin C, canxi. Loại rau này có tác dụng giải nhiệt, lợi tràng rất tốt cho bé.
+Rau ngót là món rau mát, vừa dễ ăn lại dễ chế biến, đặc biệt là rất lành tính. Nguồn vitamin C trong lá rau ngót thâm chí cao hơn nhiều so với cam và ổi. Rau ngót thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu rất tốt.
+Bông cải xanh (hay còn gọi là súp lơ xanh): chứa 90,7% nước, giúp bổ sung nước cho cơ thể trẻ trong những ngày hè nắng nóng. là nguồn phong phú axit alpha lipoic. Đây là chất chống oxy hóa và kháng viêm mạnh.
* Mùa đông lạnh ta có thể sử dụng món thịt kho tàu, thịt cá sốt...
+Khoai tây cũng là một loại thực phẩm mà tôi lựa chọn trong thực đơn mùa đông của trẻ, vì dinh dưỡng trong khoai tây có thể sánh ngang với sữa bò.
+Cải bắp: chứa lượng vitamin cao hơn nhiều so với loại rau, củ, quả khác: gấp 4,5 lần so với cà rốt; 3,6 lần so với khoai tây, hành tây. Đây là loại thực phẩm tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
- Thực phẩm theo mùa vừa rẻ lại vừa ngon lại đảm bảo chất lượng, là yếu tố quan trọng để có dinh dưỡng tốt.
Sau đây là thực đơn mà tôi đã xây dựng, các bậc phụ huynh có thể tham khảo:
THỰC ĐƠN MÙA ĐÔNG TUẦN 1-3
Thứ
|
Thứ 2
|
Thứ 3
|
Thứ 4
|
Thứ 5
|
Thứ 6
|
Sáng
|
- Cơm, cá thịt sốt cà chua
- Canh bắp cải nấu thịt
|
- Cơm, thịt gà om nấm, hạt sen
- Canh rau ngót nấu tôm
|
- Cơm, thịt bò thịt lợn hầm củ quả
- Canh cua rau muống
|
- Cơm, trứng thịt xào bông
- Canh bí xanh nấu tôm
|
- Cơm, tôm thịt xào ngũ sắc
- Bắp cải, cà rốt xào thịt
- Canh bí đỏ, đỗ xanh nấu thịt
|
Tráng miệng
|
Chuối tiêu
|
Dưa hấu
|
Sữa chua
|
Dưa hấu
|
Dưa hấu
|
Phụ chiều MG
|
Cháo thập
cẩm
|
Xôi ngô
|
Cháo thịt gà hầm đỗ xanh, hạt sen
|
Xôi thịt lợn
|
Bún thịt bò, rau cải
|
Chính chiều NT
|
- Cơm, tôm thịt viên rim
- Canh bí đỏ, đỗ xanh nấu thịt
|
- Cơm, trứng thịt xào bông
- Canh rau cải nấu thịt
|
- Cơm, chả lá lốt
- Canh bắp cải nấu thịt
|
- Cơm, cá thịt sốt cà chua
- Canh giá đỗ nấu thịt
|
- Cơm, thịt lợn đậu phụ sốt cà chua
- Canh rau dền nấu thịt
|
Phụ chiều
|
Uống sữa
|
Uống sữa
|
Uống sữa
|
Uống sữa
|
Uống sữa
|
THỰC ĐƠN MÙA ĐÔNG TUẦN 2-4
Thứ
|
Thứ 2
|
Thứ 3
|
Thứ 4
|
Thứ 5
|
Thứ 6
|
Sáng
|
- Cơm, thịt lợn đậu phụ sốt cà chua
- Canh cua rau ngót
|
- Cơm, thịt bò thịt lợn hầm củ quả
- Canh rau cải nấu tôm
|
- Cơm, tôm thịt xào thập cẩm
- Canh su hào, cà rốt nấu thịt
|
- Cơm, cá thịt sốt cà chua
- Canh khoai tây, cà rốt nấu thịt
|
- Cơm, thịt xá xíu
- Canh bí xanh nấu tôm
|
Tráng miệng
|
Sữa chua
|
Dưa hấu
|
MG: Dưa hấu
NT: Chuối tiêu
|
MG: Chuối tiêu
NT: Dưa hấu
|
Dưa hấu
|
Phụ chiều MG
|
Xôi ngô
|
Cháo thịt gà hầm đỗ xanh, hạt sen
|
Bún thịt gà
|
Cháo bí đỏ, đỗ xanh nấu thịt
|
Xôi thịt lợn
|
Chính chiều NT
|
- Cơm, trứng thịt xào bông
- Canh bí đỏ nấu thịt
|
- Cơm, chả lá lốt
- Canh bắp cải nấu thịt
|
Bún thịt gà
|
- Cơm, thịt lợn đậu phụ sốt cà chua
- Canh rau cải nấu tôm
|
- Cơm, cá thịt sốt cà chua
- Canh rau ngót nấu thịt
|
Phụ chiều
|
Uống sữa
|
Uống sữa
|
Uống sữa
|
Uống sữa
|
Uống sữa
|
THỰC ĐƠN MÙA HÈ TUẦN 1-3
Thứ
|
Thứ 2
|
Thứ 3
|
Thứ 4
|
Thứ 5
|
Thứ 6
|
Sáng
|
- Cơm, ruốc cá lạc vừng.
- Canh rau ngót nấu thịt
|
Cơm, trứng thịt xào bông
- Canh bí xanh nấu tôm
|
- Cơm, thịt bò thịt lợn hầm khoai tây, cà rốt.
- Canh rau cải nấu tôm.
|
- Cơm, tôm thịt xào ngũ sắc.
- Canh rau ngót nấu thịt.
|
- Cơm, thịt gà thịt lợn om nấm, cà rốt.
- Canh bí ngô nấu xương gà.
|
Phụ sáng
|
MG: Chuối tiêu
NT:Dưa hấu
|
MG: Dưa hấu
NT: Chuối tiêu
|
MG: Dưa hấu
NT: Chuối tiêu
|
Dưa hấu
|
Sữa chua
|
Chiều
|
MG
|
Cháo bí ngô, đỗ xanh nấu thịt
|
Xôi ngô
|
Bún riêu cua
|
Cháo trai
|
Bún thịt lợn
|
NT
|
- Cơm, thịt xá xíu.
- Canh rau mồng tơi nấu tôm
|
- Cơm, cá thịt sốt cà chua.
- Canh giá đỗ nấu thịt.
|
Bún riêu cua
|
Cháo trai
|
Bún thịt lợn
|
Phụ chiều
|
Uống sữa
|
Uống sữa
|
Uống sữa
|
Uống sữa
|
Uống sữa
|
THỰC ĐƠN MÙA HÈ TUẦN 2-4
Thứ
|
Thứ 2
|
Thứ 3
|
Thứ 4
|
Thứ 5
|
Thứ 6
|
Sáng
|
- Cơm, thịt xá xíu.
- Canh rau mồng tơi nấu cua
|
- Cơm, cá thịt sốt cà chua.
- Canh rau cải nấu thịt
|
- Cơm, thịt lợn đậu phụ sốt cà chua.
- Canh cua rau ngót
|
Cơm, thịt bò thịt lợn hầm củ quả
- Canh bí đỏ, đỗ xanh nấu thịt.
|
- Cơm, trứng thịt xào bông.
Canh bí xanh nấu tôm.
|
Phụ sáng
|
Chuối tiêu
|
Dưa hấu
|
\
Sữa chua
|
Dưa hấu
|
MG: Dưa hấu
NT: Chuối tiêu
|
Chiều
|
MG
|
Cháo bí đỏ, đỗ xanh nấu thịt
|
Bún thịt gà
|
Xôi ngô
|
Cháo trai
|
Bún thịt gà
|
NT
|
Cháo bí đỏ, đỗ xanh nấu thịt
|
Bún thịt gà
|
- Cơm, trứng thịt xào bông
- Canh rau mồng tơi nấu thịt.
|
Cháo trai
|
Bún thịt gà
|
Phụ chiều
|
Uống sữa
|
Uống sữa
|
Uống sữa
|
Uống sữa
|
Uống sữa
|