NHỮNG TẤM BIỂN BIẾT NÓI
Những chiếc ô tô đang lao vun vút trên đường. Nhưng rồi, chúng bổng phanh kít lại hoặc đi chầm chậm một cách “hiền từ”. Vì sao vậy nhỉ? “ phép màu” nào đó đã khiến những chiếc xe đang “hung hãn” kia thay đổi tóc độ bất ngờ như thế? Xin “bật mí” cùng các bạn nhỏ: “Phép màu” đó chính là các cột đèn và bảng hiệu giao thông trên đường phố đấy. Tuy chúng chẳng biết nói, nhưng cứ nhìn thấy chúng thôi, các chú lái xe phải răm rắp “ nghe lời”. Người lớn gọi chúng là luật giao thông đấy các em ạ.
Hồi xưa, khi các loại xe thô sơ mới xuất hiện, ở nước Anh đã ra đời luật giao thông đầu tiên: khi ô tô đi trên đường, phải có một người cầm cờ chạy trước mũi xe để thông báo cho mọi người, nhằm tránh nguy hiểm. Chắc các bạn đọc tí hon ngạc nhiên lắm nhỉ, vì ô tô chạy nhanh thế, làm sao mà người chạy trước xe được? Nhưng hóa ra, ô tô thời ấy đi rất chậm, chậm hơn cả đi xe đạp ngày nay.
Thời gian trôi đi, ô tô xuất hiện ngày càng nhiều, gây ra không ít phiền phức cho nhau và cho người đi bộ. Để tránh những điều trên, tại những đoạn caàn thận trọng, người ta treo những tấm biển có ghi các dòng chữ: “Cẩn thận”! Đoạn đường khó đi! hoặc “Đường dành riêng cho người đi bộ”…
Nhưng rồi đến lúc ô tô không chỉ đi lại trong phạm vi một nước. Chúng đi từ nước này sang nước khác. Làm sao bây giờ, nếu những người lái xe không biết tiếng của tiếng của những nước họ sẽ đến? Thế là một số “nhà thông thái” bèn họp nhau lại và cùng nghĩ ra những ký hiệu đi đường. Thời gian đầu, họ mới chỉ nghĩ đến ra có 4 ký hiệu thôi. Đó là ký hiệu:
- Đường uốn khúc
- Đường gồ ghề
- Đường có tàu hỏa chạy qua
- Ngã tư
Đến nay, các ký hiệu giao thông ngày càng nhiều. Các chú lái xe muốn được cấp bằng, phải học thuộc “làu làu” tất cả các ký hiệu rắc rối đó. Vì vậy, những tấm
biển hiệu giao thông lúc nào cũng như biết nói, nhắc cho các chú lái xe không gây nguy hiểm trên đường.
Lúc đầu, đèn giao thông “xanh, vàng, đỏ” cũng chưa có. Mãi về sau này, “phát minh” tuyệt vời đó ra đời, như bây giờ các em thấy chúng “trấn giữ” ở các ngã tư, ngã năm đường phố đấy. Hẹn một dịp khác, chúng mình lại trò chuyện về cây đèn giao thông thú vị đó nhé.