Khi trẻ bị thủy đậu, hãy đưa bé đi đến bệnh viện:
Với những biểu hiện như sốt nhẹ, đau họng, nhức đầu, nổi ban hồng và sau đó chuyển dần thành bóng nước, xuất hiện ở mìn, đầu mặt và tay chân,… đó là những biểu hiện đầu tiên khi trẻ bị thủy đậu.
Nếu trẻ xuất hiện những triệu chứng như vậy thì cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và có chỉ định điều trị phù hợp, tránh trường hợp để ủ bệnh sẽ gây ra những biến chứng khôn lường tới.
Hãy chăm sóc và giữ vệ sinh cho trẻ:
Khi chăm sóc trẻ thì điều đầu tiên cần chú ý là vấn đề giữ vệ sinh bởi theo khuyến cáo của các bác sĩ thì biến chứng thường gặp nhất của bệnh là nhiễm trùng da.
Do vậy mà khi trẻ lên những nốt đỏ, trẻ hay bị ngứa thường gãi làm nốt đậu bị vỡ, trầy xước da khiến vi trùng bên ngoài dễ dàng xâm nhập kéo mủ và sẽ để lại sẹo lõm. Đặc biệt, bệnh của trẻ sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu, gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não… rất nguy hiểm, có thể dẫn đến nguy cơ bị tử vong.
Không nên kiêng nước, kiêng gió cho trẻ:
Rất nhiều phụ huynh cho rằng khi bé bị thuỷ đậu phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm, lau rửa cho trẻ nhưng đó lại là một sai lầm. Bởi đã có rất nhiều trường hợp do không giữ vệ sinh sạch sẽ khiến trẻ bị biến chứng nhiễm trùng.
Do vậy trong trường hợp này, các bậc phụ huynh có thể dùng dùng lá ổi, lá đắng rửa sạch đun sôi để hơi âm ấm, rồi dùng khăn xô mỏng mềm nhúng nước lau người nhẹ nhàng cho trẻ. Khi tắm cho trẻ cần phải rất nhẹ nhàng, tuyệt đối không để nốt đậu bị trợt, bể nước, vì nếu nước trong nốt đậu lan đến đâu là mụn nước đến đó, chỉ trong vòng 1 – 2 ngày là lên khắp cả người.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ:
Theo lời khuyên của các bác sĩ thì trong suốt thời kỳ bị bệnh, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn những đồ dễ tiêu, thức ăn mềm, lỏng, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả không nhất thiết phải kiêng gì trừ khi trẻ bị dị ứng với loại thực phẩm nào đó.
Một trong những điểm lưu ý đối với các mẹ là nên cho trẻ ăn đồ loãng, uống nhiều nước để bù nước do trẻ bị mất nước khi mụn vỡ, trợt.
Cần phải cách ly trẻ:
Theo các bác sĩ thì bệnh thuỷ đậu rất dễ lây qua đường hô hấp và lây lan do tiếp xúc với mụn nước hoặc các dụng cụ sinh hoạt có chứa siêu vi trùng này. Muốn điều trị nhanh chóng, đầu tiên phải cách ly người bệnh. Dù chỉ xuất hiện vài nốt đậu cũng phải cách ly với tất cả các trẻ khác, ngay cả người lớn chưa bị bệnh cũng vậy.
Hãy vệ sinh nơi ở cho người trẻ:
Khi trẻ bị thủy đậu cần phải vệ sinh phòng, giường chiếu, ga đệm sạch sẽ. Giữ trẻ nằm trong phòng kín gió nhưng không được ẩm thấp và cần nhớ luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhắc trẻ không được gãi vỡ nốt đậu, tốt nhất nên cắt ngắn móng tay của trẻ.
Cần phải vệ sinh răng miệng cho trẻ:
Việc chú ý giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng, súc miệng bằng nước sát trùng cũng là một điều cần thiết khi trẻ bị thủy đậu đấy nhé.
Những sai lầm của bố mẹ khi chăm sóc cho trẻ
Rất nhiều bậc phụ huynh vì quá lo lắng cũng như “kiêng quá mức” đã trở thành những sai lầm nghiêm trọng khi chăm sóc trẻ nhỏ. Sau đây là một trong những sai lầm mà các bố mẹ nên chú ý:
+ Kiêng tắm, kiêng gió:
Một sai lầm của các bậc cha mẹ là khi bé bị thuỷ đậu phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm, lau rửa cho trẻ.. Có nhiều trẻ bị biến chứng viêm da bội nhiễm, nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết vì không giữ vệ sinh tốt. Thay vào đó, cha mẹ tắm cho con bằng nước ấm, chú ý không tắm lâu như khi trẻ khỏe mạnh.
+ Cứ bôi xanh methylen chi chít khắp người:
Rất nhiều gia đình cứ thấy con bị thủy đậu, ngay lập tức nhiều gia đình nghĩ ngay đến việc bôi xanhtylen cho con vào các nốt phỏng. Tuy nhiên việc làm này khi nốt phỏng chưa vỡ là không cần thiết, trẻ cũng không thích, trông nhem nhuốc.
Chỉ khi nốt phỏng vỡ, thì chấm trực tiếp thuốc xanh methylen vào nốt vỡ làm se nốt và ngừa bội nhiễm vi khuẩn, sát trùng khô nhanh.
+ Tắm lá:
Theo các chuyên gia, thì cha mẹ cũng không nên mua các loại lá về tắm để cho trẻ nhanh khỏi. Bởi da trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng, cấu trúc chưa ổn định, chỉ bằng 1/5 da người lớn nên rất dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng. Tuy nhiên, việc tắm lá cho trẻ nhỏ cũng như việc uống thuốc chỉ được dùng khi có bệnh và phải theo chỉ định của bác sĩ. Tùy từng cơ địa của trẻ mà có thể tắm các loại lá khác nhau. Ngay cả lá bàng, lá chè xanh mà các bậc cha mẹ hay tắm cho trẻ cũng không hề tốt, có thể khiến trẻ mắc bệnh. Vì trong hai loại lá này có chất ta nanh (chất chát) dễ làm cho da trẻ nhỏ bị tổn thương.
+ Không cần cách ly trẻ:
Lại là một sai lầm của các bậc phụ huynh bởi thủy đậu là bệnh lây lan rất nhanh. Ngay trong thời kỳ ủ bệnh, tức trước khi có ban xuất hiện đã có thể lây bệnh cho người khác. Bệnh lây mạnh nhất vào thời điểm trước sốt 4 ngày và sau sốt 4 ngày. Vì thế, cần cách ly trẻ với những người khác chưa có miễn dịch. Tốt nhất là cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi hẳn để tránh lây lan.