Căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị, để chủ động phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho học sinh và cán bộ giáo viên, CNV, trường MN Tiên Dược A- Tiên Dược – Sóc Sơn- Hà Nội xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống bệnh sốt xuất huyết trong nhà trường năm học 2020- 2021 như sau:
I. MỤC TIÊU
Nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng chống dịch Sốt xuất huyết của cán bộ, giáo viên nhân viên, phụ huynh học sinh, chuẩn bị sẳn sàng ứng phó với diễn biến của dịch SXH.
Phát hiện sớm học sinh mắc bệnh, cách ly cấp cứu điều trị kịp thời khống chế ngăn ngừa không để bệnh lan tràn trong nhà trường.
Nâng cao vai trò trách nhiệm của cán bộ, của giáo viên, nhân viên trong nhà trường về công tác thực hiện phòng chống dịch bệnh.
Tuyên truyền thông tin hiểu biết về mức độ nguy hiểm, về việc phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết như triệu chứng, tác hại, cách phòng ngừa và một số cách xử lý khi mắc bệnh.
Góp phần làm tốt công tác tuyên truyền phòng chống dịch SXH trong cộng đồng,
Kiểm soát tốt nhất khả năng bùng phát dịch bệnh sốt xuát huyết trong trường học, đảm bảo môi trường vui chơi, học tập của học sinh luôn được an toàn.
II. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH
1. Nội dung, biện pháp phòng chống dịch bệnh.
– Tuyên truyền các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
– Đảm bảo vệ sinh trường lớp, vệ sinh môi trường xung quanh khu vực trường.
– Tổ chức tổng vệ sinh trường, lớp thu gom rác phế liệu, duy trì vệ sinh phòng học, lớp học hàng ngày, tổng vệ sinh toàn trường hàng tuần. Chú ý thau rửa dụng cụ chứa nước (bể nổi, ngầm, bể mái, cây cảnh…); thả cá diệt bọ gậy; kiểm tra hệ thống thoát nước mưa, xử lý các điểm ứ đọng nước; nhân viên y tế trường học thường xuyên kiểm tra vệ sinh môi trường, tuyệt đối không để phát sinh các ổ chứa bọ gậy trong trường học.
– Tăng cường biện pháp phòng tránh muỗi đốt ( phun thuốc chống muỗi đốt…).
– Tiến hành phun hóa chất xử lý môi trường, diệt muỗi, côn trùng theo hướng dẫn và giám sát của cơ quan y tế địa phương; chọn thời gian phù hợp và thực hiện quy trình phun đúng hướng dẫn đảm bảo an toàn cho học sinh; thông tin, tuyên truyền đến cha mẹ học sinh trước khi tiến hành phun hóa chất để phối hợp theo dõi sức khỏe học sinh.
– Hàng ngày, theo dõi sĩ số và diễn biến tình hình sức khỏe học sinh, giáo viên tại trường học, phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh dịch. Tất cả các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh dịch đều phải nghỉ học, nghỉ làm việc đến cơ sở y tế khám, điều trị và thông tin với nhà trường kết luận của cơ quan y tế.
Tuyên truyền các thông tin liên quan ở bản tin cho phụ huynh và CBGVNV trường tham khảo thường xuyên.
Có kế hoạch chỉ đạo cho từng bộ phận phối hợp trong kế hoạch phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Cụ thể như sau:
1.1 Giáo viên:
– Vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ.
– Hướng dẫn học sinh rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Vệ sinh lớp học hàng ngày với dung dịch nước lau nhà, 1lần/tuần với dung dịch nước tẩy Javel, xà phòng.
– Theo dõi học sinh hàng ngày, nếu có biểu hiện phải báo ngay với nhà trường và phụ huynh để can thiệp kịp thời, phòng tránh lây lan.
1.2 Nhân viên bảo vệ
– Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh ở xung quang trường.
– Vệ sinh sân trường và xung quanh khu vực cổng trường, không để nước tồn đọng sau mưa.
1.3 Đối với Phụ huynh
– Cung cấp những thông tin cần thiết về dịch bệnh sốt xuất huyết cho phụ huynh theo dõi ở bảng thông tin
– Thông báo cho phụ huynh khi trẻ có những biểu hiện về bệnh để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời hoặc ngược lại.
– Cộng tác với nhà trường trong việc cho trẻ nghỉ đủ ngày theo quy định để đảm bảo sức khỏe cho trẻ và phòng tránh lây lan.
1.4 Các biện pháp loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy, lăng quăng
1. Đậy kín các chum, vại …chứa nước không để cho muỗi đẻ trứng.
2. Đổ cát vào các chậu cây trong lớp
3.Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh xung quanh lớp học
4. Thu gom đồ phế thải quanh nhà như chai lọ vỡ, vỏ dừa, lốp xe…Lật úp các vật thải có chứa nước.
5. Thả cá vào tất cả các vật chứa nước trong nhà để ăn bọ gậy.
6. Cọ rửa, thay nước các đồ dùng chứa nước ( chum , vại, bể..) 1 tuần 1 lần.
7. Bỏ muối vào chén nước kê chân chạn, giường, tủ, cho cát ẩm vào lọ hoa.
– Khi có bệnh dịch xảy ra tại trường học phải phối hợp với cơ quan y tế địa phương giám sát và xử lý ổ dịch theo qui định.
– Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo theo Thông tư 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế về chế độ thông tin báo cáo, khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
2. Các hoạt động khi có dịch sốt xuất huyết xuất hiện
2.1 Hoạt động của Ban chỉ đạo trường
– Cập nhật tình hình dịch sốt xuất huyết để thống nhất các biện pháp đáp ứng theo diễn biến của dịch.
– Phối hợp với Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của Trạm Y tế phường chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết trong trường.
– Tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết trên trang tin điện tử của trường, trên đài truyền thanh nhà trường, trong các hội nghị của trường.
– Chỉ đạo, tổ chức thực hiện Quy định về hoạt động phòng chống dịch trong khu vực nhà trường.
– Huy động các nguồn lực trong trường và của tập thể, cá nhân phòng chống sốt xuất huyết trong trường.
2.2. Hoạt động của thành viên trong ban chỉ đạo của các tổ khối.
– Phối hợp với Ban chỉ đạo phòng chống sốt xuất huyết của trường và nhân viên y tế nhà trường đôn đốc kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết trong CBGVNV trong phạm vi quản lý.
– Chỉ đạo các khối lớp, tích cực thực hiện Quy định về hoạt động y tế trường học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trường học.
– Tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết cho học sinh, phụ huynh bằng những hình thức phong phú như tờ rơi, bảng tin, truyền thanh nội bộ,…
– Tăng cường giám sát dịch trong các lớp học, khi phát hiện trường hợp nghi ngờ bị sốt xuất huyết thông báo kịp thời cho nhân viên y tế nhà trường để xử lý triệt để.
– Vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài trường hỗ trợ thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị phòng chống sốt xuất huyết trong trường và đơn vị.
– Nhân viên y tế nhà trường chuẩn bị các phương tiện và hướng dẫn chuyên môn cần thiết, để hoàn toàn chủ động trong phòng ngừa, điều trị và dập tắt dịch trong trường.
2.3. Các hoạt động khi dịch sốt xuất huyết lây lan trong trường
2.3.1 Hoạt động của Ban chỉ đạo trường
– Chỉ đạo các tổ khối trong trường triển khai các biện pháp khẩn cấp phòng chống dịch sốt xuất huyết.
– Tuyên truyền mạnh mẽ các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết cho CB-GV-NV và phụ huynh học sinh huy động lực lượng này tích cực tham gia tuyên truyền trong cộng đồng dân cư.
2.3.2 Hoạt động thành viên ban chỉ đạo trong các tổ khối
– Thực hiện quyết định của Ban chỉ đạo các cấp, đóng cửa khu vực có dịch sốt xuất huyết để hạn chế tối đa sự lây lan.
– Chỉ đạo triển khai các biện pháp khẩn cấp phòng chống dịch
– Tuyên truyền mạnh mẽ các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết cho giáo viên, phụ huynh học sinh; huy động lực lượng này tích cực tham gia tuyên truyền trong cộng đồng dân cư; huy động cộng tác viên, tình nguyện viên tích cực tham gia khử trùng, xử lý các ổ dịch sốt xuất huyết.
– Nhân viên y tế theo dõi bệnh nhân và thực hiện các biện pháp chuyên môn đề điều trị và phòng ngừa lây lan trong trường.
2.4. Các hoạt động sau dịch
– Nhanh chóng khôi phục lại nề nếp có những giải pháp đảm bảo kế hoạch năm học.
– Triển khai các biện pháp làm sạch môi trường tại khu vực đã qua dịch sốt xuất huyết
– Tổng kết rút kinh nghiệm, chuẩn bị các điều kiện đáp ứng khi dịch sốt xuất huyết tái phát.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
– Củng cố và kiện toàn Ban chỉ đạo công tác vệ sinh học đường, ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh theo đúng thành phần quy định, có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban.
– Xây dựng kế hoạch hoạt động nhằm cụ thể nội dung phù hợp với điều kiện và tình hình của nhà trường, của địa phương, có sự tham gia của tổ chức đoàn thể.
– Tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo của trên, triển khai kế hoạch của trường trong phiên họp Hội đồng Sư phạm nhà trường, trong các buổi sinh hoạt đoàn thể,…
– Triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch và sốt xuất huyết trong nhà trường;
– Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cho phụ huynh học sinh biết phòng, chống các dịch bệnh, biết vệ sinh thân thể hằng ngày.
– Tổ chức các hoạt động phòng, chống các dịch bệnh, các chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy, vệ sinh môi trường… theo hướng dẫn y tế phường .
– Nhân viên y tế thường xuyên giám sát, tuyên truyền các dịch bệnh, thực hiện tốt một số quy định về công tác y tế trường học và những nội dung phòng chống dịch bệnh đã được Phòng GD&ĐT với Trung tâm y tế phường.
– Báo cáo kịp thời cho cơ quan chủ quản và y tế địa phương khi có dịch bệnh xảy ra ở đơn vị.
– Nhà trường phối hợp chặt chẽ với trạm Y tế theo dõi diễn biến, các biểu hiện của học sinh có nghi ngờ mắc bệnh, đồng thời thông báo ngay cho cơ quan Y tế để xử lý và điều trị kịp thời.
– Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch và tổ chức.
Trên đây là kế hoạch triển khai phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết của trường MN Tiên Dược A năm học 2020-2021. Đề nghị các Thành viên BCĐ phòng, chống dịch bệnh, tập thể CB-GV-NV nhà trường nghiêm túc thực hiện./.